Ý nghĩa ký hiệu trên các loại đồ nhựa NHẤT ĐỊNH phải biết!

0
873
Bạn có bao giờ tự hỏi ý nghĩa các ký hiệu trên đồ nhưa là gì?
Bạn có bao giờ tự hỏi ý nghĩa các ký hiệu trên đồ nhưa là gì?

Hộp nhựa, chai nhựa,… là những vật dụng khá phổ biến trong nhà bếp với chức năng chứa đựng, cất trữ. Tuy nhiên, bạn có biết nhựa là một vật liệu rất độc hại? Các nhà sản xuất cũng đã có khuyến cáo về việc này, và chẳng cần tìm đâu xa, nó biểu thị ngay ở các ký hiệu trên đồ nhựa bạn đang sử dụng.

Bạn có bao giờ tự hỏi ý nghĩa các ký hiệu trên đồ nhưa là gì?
Bạn có bao giờ tự hỏi ý nghĩa các ký hiệu trên đồ nhưa là gì?

Vậy làm sao để biết đồ nhựa nào là an toàn và sử dụng như thế nào cho đúng? Cùng Beauty2Review khám phá ý nghĩa ký hiệu các loại nhựa trong bài viết sau nhé!

Đầu tiên hãy chú ý tới các biểu tượng hình tam giác có viền được bao quoanh bởi các mũi tên, ở giữa sẽ có một trong các chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7. Các con số này tượng trưng cho loại nhựa để sản xuất vật dụng, mỗi loại nhựa lại có độc tính riêng và điều kiện giải phóng chất độc nhất định, đây sẽ là cơ sở để bạn nắm được cách sử dụng đúng cách. Giải mã chúng nào!

Ký hiệu số 1 trên đồ nhựa – Nhựa PET (hay PETE)

Nhựa PET (hay PETE)

Nhựa PET (hay PETE) có tên khoa học đầy đủ là “polyethylene terephthalate”. Đây là loại nhựa rất thông dụng hiện nay.

Nhựa PET rất thông dụng
Nhựa PET rất thông dụng

Nhựa PET được sử dụng để sản xuất các loại chai lọ chuyên chứa chất lỏng như: nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…

LƯU Ý

  • Các sản phẩm làm từ nhựa PET chỉ sử dụng 1 lần duy nhất và không nên tái sử dụng bởi chúng có thể thẩm thấu vào thức ăn, nước uống.
  • Không nên để chúng tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao như trong xe ô tô, gần lửa, ngoài nắng…
  • Không cho vào lò vi sóng.

Ký hiệu số 2 trên đồ nhựa – Nhựa HDP (hay HDPE)

Nhựa HDP (hay HDPE)

Nhựa HDP (hay HDPE) có tên khoa học đầy đủ là “polyethylene terephthalate”. Đây là loại nhựa các chuyên gia khuyên dùng khi đựng các loại thực phẩm với khả năng chịu nhiệt, độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng.

Ký hiệu số 2 biểu thị các loại vật dụng làm từ nhựa HDPE
Ký hiệu số 2 biểu thị các loại vật dụng làm từ nhựa HDPE

Nhựa HDP thường được sử dụng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và các loại túi nhựa.

LƯU Ý

  • Khi tái sử dụng cần lưu ý làm sạch rất kỹ vì các chất còn sót lại dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Ký hiệu số 3 trên đồ nhựa – Nhựa PVC

Nhựa PVC

Nhựa PVC, tên khoa học đầy đủ là “Polyvinylclorua”. Đây là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại như phtalatesbisphenol A có khả năng phá hủy nội tiết tố, thậm chí gây ung thư.

Ký hiệu số 3 biểu thị các loại vật dụng làm từ nhựa PVC, điển hình là ống nước.
Ký hiệu số 3 biểu thị các loại vật dụng làm từ nhựa PVC, điển hình là ống nước.

Cái tên PVC có lẽ đã rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các “quý ông”, chúng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để sản xuất ống nước, dây điện,…

Nhựa PVC còn được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.

LƯU Ý

  • Hạn chế tiếp xúc gần nguồn nhiệt cao. Do PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ.
  • Không cho vào lò vi sóng, nhất là các màng bọc thực phẩm.
  • Hạn chế mua đồ chơi cho bé làm từ nhựa PVC.

Ký hiệu số 4 trên đồ nhựa – Nhựa LDPE

Nhựa LDPE

Nhựa LDPE, tên khoa học đầy đủ là “Low Density Polyethylene”.

Nếu trên đồ nhựa có số 4, đây là ký hiệu các sản phẩm làm từ loại nhựa LDPE, khá an toàn
Nếu trên đồ nhựa có số 4, đây là ký hiệu các sản phẩm làm từ loại nhựa LDPE, khá an toàn

Loại nhựa này dùng để sản xuất túi, bao bì nhựa, túi gói bánh, báo giấy, thực phẩm đông lạnh hay hộp giấy carton… Ngoài ra với tính trơ về mặt hóa học, nhựa LDPE còn được ứng dụng sản xuất lọ đựng hóa chất.

Bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa LDPE nhiều lần, tuy nhiên chúng khá dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém.

LƯU Ý

  • Tránh sử dụng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng.

Ký hiệu số 5 trên đồ nhựa – Nhựa PP

Nhựa PP

Nhựa PP, tên khoa học đầy đủ là “polypropylene”. Đây là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, được đánh giá là vô cùng an toàn và được ứng dụng rộng dãi trong đời sống.

Các sản phẩm làm từ nhựa PP sẽ thuộc nhóm số 5 - an toàn nhất
Các sản phẩm làm từ nhựa PP sẽ thuộc nhóm số 5 – an toàn nhất

Là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất (chịu được từ 130oC – 170oC) nên chúng được dùng chế tạo các hộp đựng thực phẩm, đặc biệt các loại hộp có thể dùng trong lò vi sóng.

Bạn hoàn toàn cũng có thể tìm thấy các vật liệu khác làm từ nhựa PP như: hộp đựng như hộp sữa chua, chai tương cà, tương ớt hay thậm chí ống hút, tã lót và đồ chơi cho trẻ.

Những sản phẩm làm từ nhựa PP có thể tái sử dụng nhiều lần.

Ký hiệu số 6 trên đồ nhựa – Nhựa PS

Nhựa PS

Nhựa PS, tên khoa học đầy đủ là “Polystyrene”. Đây là chất liệu nhựa rẻ và nhẹ, chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh khá tốt. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao (khoảng 70 độ C), chúng sản sinh chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhóm nhựa số 6 - các sản phẩm làm từ nhựa PS
Nhóm nhựa số 6 – các sản phẩm làm từ nhựa PS

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm làm từ nhựa PS xung quoanh mình như: hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc nước, dao đĩa thìa dùng 1 lần hay những bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm.

LƯU Ý

  • Không dùng đựng đồ ăn, thức uống trong khoảng thời gian dài do khả năng chịu chất axit, kiềm yếu.
  • Tránh đựng các thực phẩm có nhiệt độ cao.
  • Không cho vào lò vi sóng.

Ký hiệu số 7 trên đồ nhựa – Các loại nhựa khác (Other)

Nhựa PC, Tritan và các loại nhựa còn lại

Khi xuất hiện số 7, bạn có thể hiểu sản phẩm được làm từ nhựa PC (Polycarbonate) và Tritan, ngoài ra có một số ít sản phẩm được sản xuất từ các vật liệu nhựa khác.

Nhóm số 7 gồm các loại nhựa có độc tính cao nhất
Nhóm số 7 gồm các loại nhựa có độc tính cao nhất

Đây là nhóm những loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sản sinh chất gây ung thư, thậm chí vô sinh.

  • Riêng nhựa PC, “vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép“. Do đó, hiện nay trên các sản phẩm làm từ nhựa PC có thể có thêm chú thích BPA Free – tức “đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư”, được sử dụng để sản xuất bình nước, bình sữa cho trẻ,…
  • Còn với nhựa Tritan, có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm,…

Những vật dụng mang nhóm số 7 này có thể kể đến như chai nước cỡ lớn, mắt kính, DVD, hộp mì tôm, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi…

LƯU Ý

  • Không nên tái sử dụng nhiều lần
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm có ký hiệu “BPA Free” hoặc được bộ y tế cho phép để đựng thực phẩm.

Như vậy tổng kết lại, những loại đồ nhựa thuộc nhóm số 1, 2, 4 và 5 được nghiên cứu là “thân thiện” hơn cả, tuy nhiên, hãy chú ý tới nhược điểm của chúng và sử dụng cẩn trọng nhé!

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến những thông tin hữu ích trong việc sử dụng đồ nhựa trong gia đình bạn. Cập nhật liên tục tin tức từ Beauty2Review để có thêm những kiến thức thú vị về “Eat clean” nhé.

0/5 (0 Reviews)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here