Ngắn gọn: da ai rồi cũng sẽ bị bệnh viêm da dị ứng một lần trong đời, thế nên bài viết này mình đã tổng hợp kha khá đầy đủ từ nguyên nhân, cơ chế đến cách điều trị rồi :”> bạn nào da hay ẩm ương hay cả hay đi xâm lấn điều trị đều tốt cả
Bệnh viêm da dị ứng là gì? Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Về cơ bản trên làn da chúng ta luôn có một lớp màng da được tạo thành từ hỗn hợp cholesterol, ceramides, các acid béo tự do, filaggrin, các peptides kháng khuẩn, các enzymes,etc nhiều lắm lun.
Khi lớp màng da này hoạt động bình thường thì nó sẽ đóng vai trò bảo vệ da khỏi các yếu tố kích ứng, chống thấm nước, kháng khuẩn và điều hoà sự mất nước xuyên biểu bì. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ tệ đi khi lớp màng này bị tổn thương và da chúng ta bị suy yếu nên không mọc lại lớp màng da nhanh chóng đủ.
Khi không có lớp màng da bảo vệ, các yếu tố ngoại lai sẽ dễ dàng xâm nhập vào da, gây báo động cho các tế bào miễn dịch kích hoạt quá trình viêm và kích ứng. Ngoài ra khi không có lớp màng da thì da không còn sự chống nước, các phân tử nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào các tế bào keratinocytes sẽ bị trương quá mức (Keratinocytes Hyperhydration) dẫn tới lỏng lẻo đi lớp màng. Các yếu tố ngoại lai lại càng dễ xâm nhập và tiếp tục làm tệ hơn quá trình kích ứng và tệ nhất có thể dẫn đến chết bào.
Cơ chế kích ứng viêm da dị ứng
Khi lớp màng bảo vệ da bị hư hại, các tác nhân gây dị ứng (allergens) dễ dàng xâm nhập vào da. Các tế bào da lúc này bỗng phát hiện hàng loạt các vật thể lạ và bọn nó bắt đầu sản sinh ra kháng thể IgE.
IgE có trách nhiệm bám vào bọn tế bào Mast Cell và kích hoạt Mast Cell phóng thích hàng loạt Histamin gây các triệu chứng của dị ứng như giãn mạch máu (dễ thấy nhất là da bị đỏ lên), tăng kết tập tiểu cầu, gây phù nề và đặc biệt nhất là gây ngứa.
Ngoài ra quá trình xâm nhập vật thể lạ cùng với sự phóng thích Histamin cũng kích hoạt quá trình các tế bào sừng và tế bào miễn dịch sản sinh hàng loạt các yếu tố gây viêm như IL-1B, TNF-A, IL-6, CXCL-8,etc. Việc này khiến cho việc dị ứng không còn chỉ là ngứa rát mà còn viêm sưng và đau.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy khi bạn ngứa thì còn một cơ chế khác siêu phức tạp liên quan đến những thần kinh gây ngứa (prurireceptors) và bọn Protease-activated Receptor (PAR-2, PAR-4). Túm lại đơn giản khi da càng ngứa, chúng ta gãi thì lại làm vỡ thêm mast cell, tăng ồ ạt Histamin gây kích ứng và viêm, rồi chúng ta lại càng ngứa hơn nữa. Một vòng tuần hoàn đau đớn TwT
Cách điều trị bệnh viêm da dị ứng
Rồi chắc phần này mọi người chăm đọc tại phần trước khó hiểu quá đúng không ?
1. Phục hồi lớp màng bảo vệ da
Các bạn có thể nhớ khi mình nói tới đầu tiên là do lớp màng bị hư hại nên là các tác nhân ngoại lai dễ chui vào hem nè, vậy khi da tổn thương, treatment quá đà, sau các liệu trình xâm lấn thì chúng ta nên giúp nó mọc lại càng sớm càng tốt
Mình khuyên dùng: B3, B5, Ceramides, Cholesterol, Urea, Yến mạch, dịch ốc sên SCA, GHK-Cu, các loại emollient và occlusive cream như Petrolatum, silicon dày, mạng lamellar, etc
Sản phẩm mình khuyên dùng: Endocare tensage ampoule (em này dùng khi da hỏng hóc oke la), Omnipotent, Urea 10%, Isdin Avena yến mạch, The Ordinary Buffet + GHK-Cu, Skinsense Leave On Mask (có mạng Lamellar).
À ngoài ra khi da đang trắc trở hoặc sau xâm lấn thì có em Bioderma Matricium mình thấy xịn sò, đầy đủ dịch nuôi tế bào đồng thời trong ống vô trùng nên hạn chế nhiễm khuẩn :”> mỗi tội đắt
2. Kháng Histamin
Sau đó mình nói tới cơ chế kích ứng gây ra do Histamine, vậy việc chúng ta nên làm đó chính là kháng Histamin chứ nhỉ :”>
Sản phẩm mình khuyên dùng: đúng ra kháng Histamin thì phải uống thuốc nên thui mình không kê thuốc ở đây đâu, nhưng mình sẽ đưa tên sản phẩm kháng Histamin dạng bôi: Phenergan hoặc Benadryl.
3. Ức chế quá trình viêm ngứa của viêm da dị ứng
Cuối cùng mình có nói tới cơ chế gây viêm và gây ngứa trong kích ứng đúng không nè, vậy thì phải chặn ngay quá trình viêm ngứa đó lại. Hiện nay có rất nhiều thế hệ thuốc mới có cơ chế ức chế tổng hợp và giải phóng cytokine gây viêm như Tacrolimus 0.1% (Calcineurin inhibitor). Ngoài ra còn có thuốc bôi ức chế PDE4 (Crisaborole) hay thuốc bôi Capsaicin giúp giảm ngứa
Sản phẩm mình khuyên dùng: Tacrolimus 0.1%, Crisaborole Eurisa 2%.
Các bạn có thể hỏi tại sao mình hem kê Corticosteroid đúng hem mặc gì bọn nó kháng viêm giảm dị ứng cực mạnh. Lý do là vì thứ nhất cái này cần được quản lý bởi người có chuyên môn, và thứ hai là hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc thay thế được Corticosteroids và hạn chế được tác dụng phụ của Cort.
Các bạn muốn dùng Cort nên tham khảo ý kiến BS trước hoặc nhắn tin cho Moe Moe để mình giúp các bạn tham khảo. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy ở những dạng viêm không ngứa thì Corticosteroids cho kết quả giảm kích ứng yếu, thậm chí là không có kết quả rõ rệt.
4. Tạm ngưng skincare
Cách cuối cùng và đây là cách mình hay dùng nhất đó chính là… không làm gì cả. Khi kích ứng, bạn có thể bỏ hết tất cả việc skincare, chỉ chống nắng và làm sạch thui. Mình đã đúc kết được sau khi hoảng loạn bôi bôi chét chét thì cứ để mặc da đấy, thế mà lại hiệu quả kinh khủng :”>
Kết luận: da kích ứng thì chăm mọc màng da, kháng histamin và kháng yếu tố gây viêm. Còn đơn giản hơn thì ngưng hết routine, chỉ bôi kem chống nắng và làm sạch (tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt) xong để mặc da đấy :”>
Tổng kết
Trên đây là những cách phổ biến để điều trị viêm da dị ứng (có thể dùng cho cả mặt và body) mà mình thường áp dụng. Hy vọng sẽ có ích cho chị em nếu chẳng may bị kích ứng da nhé. Tuy nhiên đề phòng những lúc không biết dùng sản phẩm như nào thì chúng mình vẫn nên qua nhà thuốc để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé.
Chúc chị em luôn giữ được làn da khỏe đẹp mùa dịch này. Tham gia cùng mình ở group Beauty2review – Beauty Tips & Routine và đừng quên mình vẫn luôn sẵn sàng support chị em bất cứ lúc nào.
Xem thêm: 50+ shop mỹ phẩm uy tín trên Shopee – Beauty2Review – tổng hợp những shop yêu thích của mình ở đây nhé.
Cre: Tâm Anh Cao