5 màu mỗi ngày – Bí quyết để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

0
2749
Bảng 5 màu thực phẩm
Bảng 5 màu thực phẩm

Bạn đang lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày dựa trên những tiêu chí nào? Bạn nghĩ rằng thực đơn của bạn đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình chưa? Bạn nên thử áp dụng “Phương pháp cân bằng màu thực phẩm” dưới đây.

Phương pháp cân bằng màu thực phẩm

Đây là một phương pháp lên thực đơn bằng cách sắp xếp các thực phẩm nguyên liệu theo nhóm 5 màu:“đỏ, trắng, vàng, xanh lá cây và đen” để có một bữa ăn lành mạnh.

Phương pháp cân bằng màu thực phẩm với 5 màu chủ đạo: đỏ - trắng- vàng- xanh - đen
Phương pháp cân bằng màu thực phẩm với 5 màu chủ đạo: đỏ – trắng- vàng- xanh – đen

Nhóm màu đỏ

Nhóm các thực phẩm gồm: thịt cá chứa protein và lipid cao. Cá đặc biệt giàu axit béo không bão hòa tốt cho cơ thể . Các loại rau củ đậm màu như cà rốt cũng là nguồn cung cấp Beta-carotene dồi dào.

Nhóm thực phẩm màu đỏ chứa nhiều protein chống ung thư
Nhóm thực phẩm màu đỏ chứa nhiều protein chống ung thư

Nhóm màu trắng

Nhóm này gồm gạo và ngũ cốc là những thực phẩm chính, ngoài ra có thêm cám gạo, đậu phụ, và các loại rau có màu sáng như củ cải và bắp cải trắng,… chứa nhiều protein.

Nhóm thực phẩm màu trắng giàu tinh bột
Nhóm thực phẩm màu trắng giàu tinh bột

Nhóm màu xanh

Gồm các khoáng chất giúp cải thiện các chức năng của cơ thể, các loại rau có màu vàng xanh như hoa cúc mùa xuân, rau bina và tỏi tây có chứa nhiều vitamin, bắp cải cuộn,…

Nhóm thực phẩm màu xanh chứa rất nhiều vitamin
Nhóm thực phẩm màu xanh chứa rất nhiều vitamin

Nhóm màu vàng

Ngoài các sản phẩm từ đậu nành có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời được gọi là “thịt trên cánh đồng”, chúng còn rất giàu vitamin như sả, bí ngô, hay như trứng, măng hoặc chanh vàng, ngô,…

Đậu nanh được mệnh danh là thịt trên cánh đồng
Đậu nanh được mệnh danh là thịt trên cánh đồng

Nhóm màu đen

Đặc điểm của nhóm thực phẩm nhóm này là các thực phẩm giàu chất xơ nhưng lại có hàm lượng calo thấp. Đại diện của nhóm này là tảo bẹ, các loại rong biển, vừng đen hay các loại nấm,…

Trong phương pháp cân bằng mà này, nhóm màu đen gồm đa số các thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất
Trong phương pháp cân bằng mà này, nhóm màu đen gồm đa số các thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất

Lưu ý về cách phân loại màu sắc thực phẩm

Màu sắc thực phẩm được phân loại theo màu chiếm đa số trên thực phẩm ấy

Ví dụ, táo có vỏ màu đỏ nhưng vẫn được phân loại “thực phẩm trắng” bởi ruột táo đa phần là màu trắng. Cà tím cũng tương tự như vậy.

Với những loại thực phẩm có tỷ lệ màu tương đối bằng nhau như dưa chuột, bạn có thể tùy ý xếp nó vào nhóm “trắng” hoặc “xanh”. Nhưng nhớ rằng, khi bạn đã quyết định nhóm phân loại, bạn không nên thay đổi nó ở những lần phân loại sau.

Nấm và rong biển được phân loại “nhóm màu đen”

Hầu hết các loại nấm được phân loại theo “nhóm màu đen” mặc dù chúng có màu nâu hoặc xám. Riêng nấm kim châm được phân loại “nhóm trắng”.

Rong biển dù có màu xanh nhưng cũng được phân loại “nhóm màu đen”.

Các thực phẩm không nằm trong bảng phân màu

  • Bánh quy, bánh gạo
  • Đồ uống: bia, cafe, nước ngọt,… (trừ các loại nước ép hoa quả, rau củ tự nhiên, không phụ gia)
  • Gia vị: nước tương, sốt cà chua,…. (Trừ canh miso – được phân loại “nhóm vàng”)
  • Các thực phẩm đã được sấy khô, ướp muối,…

Tại sao nên áp dụng phương pháp cân bằng màu thực phẩm?

Để có một bữa ăn ngon miệng là không khó, nhưng không phải ai cũng tính toán được lượng calo tiêu thụ của cơ thể và lượng calo nạp vào mỗi bữa ăn đến từ các loại thực phẩm khác nhau để xây dựng được thực đơn hàng ngày một cách hoàn hảo.

“Phương pháp cân bằng màu” ra đời như một thước đo tương đối để cân bằng dinh dưỡng từ thực phẩm mà bất cứ ai cũng có thể hiểu và làm theo.

Vậy sự cân bằng này có thực sự tốt hay chỉ là cách phối hợp màu ngẫu nhiên của các loại thực phẩm? “Phương pháp này được xây dựng trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành kết hợp với lối sống hiện đại ngày nay” – một trong những học thuyết sâu sắc bậc nhất vẫn còn giá trị và có sức ảnh hưởng đến xã hội hiện tại. (Theo Keiko Sugimoto – chuyên gia dinh dưỡng tại Healthy Pit Co., Ltd – Nhật Bản). Vậy các màu sắc này có liên quan như thế nào đến cơ thể bạn? Hãy xem ngay bảng dưới đây:

Mối quan hệ giữa màu thực phẩm và tác dụng của thực phẩm đến sức khỏe con người - Theo công ty TNHH Kibun, Nhật Bản
Mối quan hệ giữa màu thực phẩm và tác dụng của thực phẩm đến sức khỏe con người – Theo công ty TNHH Kibun, Nhật Bản
  • Chú giải:
    • 2 vòng tròn lồng vào nhau: Chắc chắn nên sử dụng
    • Vòng tròn: Sử dụng với cường độ bình thường
    • Tam giác: Cần cẩn thận khi sử dụng quá liều

Ngoài ra, việc bạn lựa chọn 5 màu thực phẩm với 3 bữa ăn mỗi ngày, bạn có thể tự nhiên ăn khoảng 30 loại thực phẩm mỗi ngày. Phương pháp này cũng được sử dụng để cải thiện màu sắc của các món ăn, giúp kích thích vị giác của bạn.

Lẩu – món ăn hoàn hảo để áp dụng “Phương pháp cân bằng màu thực phẩm”

Lẩu – một món ăn có nguồn gốc từ Mông Cổ từ cách đây rất lâu, là món ăn vô cùng phổ biến tại Việt Nam và một số nước châu Á.

Lẩu - món ăn trung tâm trong hầu hết các buổi họp mặt đông người sẽ là kết hợp tuyệt vời để áp dụng "Phương pháp cân bằng màu thực phẩm"
Lẩu – món ăn trung tâm trong hầu hết các buổi họp mặt đông người sẽ là kết hợp tuyệt vời để áp dụng “Phương pháp cân bằng màu thực phẩm”

Một nồi lẩu sẽ là món ăn tuyệt vời để áp dụng “Phương pháp cân bằng màu thực phẩm”. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chế được một nồi nước dùng với đầy đủ nguyên liệu từ thịt, rau và đa dạng các loại gia vị, cùng với đó là cách kết hợp hương vị tùy chỉnh vô cùng phong phú theo kiểu châu Á hoặc phương Tây – nét làm nên sự quyến rũ và hấp dẫn của lẩu. Và đặc biệt, bạn có thể sử dụng rất nhiều các loại thịt, rau,… khác nhau cho bữa ăn, đây chính là điều kiện tuyệt vời để bạn có đủ “ngũ hành” trong bữa ăn của mình.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng “Phương pháp cân bằng màu thực phẩm” một cách đơn giản và lên thực đơn cho bữa ăn hàng này của mình! Chắc chắn đây sẽ là một sự kết hợp thú vị với chế độ “Eat Clean” của bạn!

0/5 (0 Reviews)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here