Mách bạn những trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm cần biết

0
11797
trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm

Ai cũng biết mỹ phẩm đóng vai trò quan trọng trong làm đẹp. Nhưng cách để chọn mỹ phẩm chất lượng thì không phải ai cũng biết. Lúc bắt đầu mua mỹ phẩm, mình đã hoa mắt chóng mắt trước biết bao nhiêu loại mỹ phẩm với đủ các thành phần khác nhau. Toàn những cái tên tiếng anh vừa dài vừa khó nhớ. Sau này, mình mới biết có rất nhiều trang web được xây dựng để hỗ trợ chúng mình trong việc kiểm tra thành phần mỹ phẩm. Trong chuyên mục Beauty Tips lần này, mình sẽ chia sẻ với mọi người những trang web mà mình tâm đắc nhất.

CosDNA 

trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm
CosDNA – “bách khoa toàn thư” về thành phần mỹ phẩm

Trang web check bảng thành phần mỹ phẩm đầu tiên mà mình muốn chia sẻ là CosDNA, tên đầy đủ là Cosmetics DNA. Đúng như tên gọi, CosDNA được ví như một cuốn “bách khoa toàn thư” về mỹ phẩm. Tại đây, bạn có thể tìm thấy mọi thông tin cần biết về bất kỳ sản phẩm nào có mặt trên thị trường, từ thương hiệu, thành phần đến độ an toàn cho da.

Các bước tra cứu

  • Vào trang CosDNA 
  • Nhập tên sản phẩm cần phân tích. Nếu muốn phân tích thành phần chuyên sâu hơn thì chọn Analyze cosmetics.
  • Đọc bảng kết quả 

Kết quả là một bảng đánh gồm 5 cột:

  • Ingredients: tên thành phần
  • Function: tính năng, công dụng
  • Acne: khả năng gây mụn. Số 0 là không gây mụn. Số từ 1-5 là có gây mụn, số càng cao càng dễ gây ra mụn.
  • Irritant: nguy cơ kích ứng da. Điểm càng cao càng dễ gây kích ứng.
  • Safety: độ an toàn cho sức khỏe, đánh số từ 1-9. Càng thấp thì càng an toàn. Nếu không muốn nhớ số thì các bạn chỉ cần nhìn màu. Màu xanh là an toàn, vàng là trung bình và đỏ là độc hại.

Đánh giá

  • Ngôn ngữ trên trang: tiếng anh và tiếng trung
  • Ưu điểm: lượng thông tin lớn, cập nhật liên tục. Giao diện đơn giản, dễ nhìn, dễ tra cứu. Có bản mobile tiện sử dụng.
  • Nhược điểm: độ tin cậy không cao, không hợp pháp 100%, không có nguồn để xác thực.

Skincarisma

trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm
Giao diện Skincarisma có màu xanh dịu, hiện đại, trẻ trung

Là trang web check bảng thành phần mỹ phẩm phổ biến không kém gì CosDNA. Cá nhân mình thích giao diện hiện đại, bắt mắt của Skincarisma hơn một chút. Với tông màu xanh dịu, lại có thêm nhiều icon ngộ nghĩnh đáng yêu. Cung cấp thông tin của hơn 32.000 sản phẩm đến từ hơn 2000 hãng mỹ phẩm khác nhau. Dữ liệu lấy từ những nguồn đáng tin cậy như EWG, CIR, European Commission và FDA. Ngoài ra còn có nhiều chức năng thú vị mà mình sẽ liệt kê bên dưới nhé.

Các bước tra cứu

  • Vào trang Skincarisma
  • Nhập tên sản phẩm vào khung tìm kiếm
  • Xem kết quả trả về

Các thông tin quan trọng gồm:

  • Product Overview: những thông tin tổng quát nhất về sản phẩm
  • Full Ingredient List: bảng thành phần đầy đủ. Gồm tên thành phần, chỉ số EWG, chỉ số CIR của từng thành phần, cùng 1 số ghi chú khác. 

Các thông tin được trình bày dễ hiểu, có màu biểu thị rõ ràng. Nhìn qua là biết sản phẩm/thành phần đó tác dụng gì, mức độ an toàn đến đâu.

Một số chức năng khác:

  • Cosmetic Analyzer: tra cứu theo tên thành phần 
  • Compare products: so sánh 2 sản phẩm bất kì
  • Ô tìm kiếm thông minh: có thể tìm sản phẩm theo nhiều tiêu chí, theo hãng, theo thành phần hoặc theo công dụng. 
  • Tích hợp sẵn link đặt mua trên Amazon, cực kỳ tiện lợi.

Đánh giá

  • Ngôn ngữ trên trang: tiếng anh
  • Ưu điểm: giao diện thân thiện, thiết kế thông minh, dễ tra cứu. Thông tin đáng tin cậy, nguồn tin xác thực. Nhiều chức năng hữu ích.
  • Nhược điểm: chưa có tiếng Việt. Lần đầu tra cứu lại không rành tiếng Anh lắm có thể gặp một chút khó khăn.

EWG

Là tên viết tắt của tổ chức Environmental Working Group. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Mỹ, hoạt động vì sức khỏe cộng đồng. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của EWG là độ an toàn của mỹ phẩm đối với sức khỏe. Trên trang web chính thức, EWG đã xây dựng một thang điểm đánh giá riêng, tạm gọi là chỉ số EWG. Chỉ số này đánh giá mức an toàn của mỗi sản phẩm dựa trên bảng thành phần của nó. Tính đến nay, trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm của hơn 76.000 mỹ phẩm từ 2407 thương hiệu trên toàn cầu. 

Các bước tra cứu

  • Vào trang EWG
  • Nhập tên sản phẩm  
  • Đọc kết quả đánh giá

Để đọc kết quả, trước tiên cần biết thang điểm của EWG. Là thang điểm từ 1 đến 10, tượng trưng cho các mức độ từ Best đến Worst. 1-2: màu xanh, an toàn. 3-6 màu vàng, nguy cơ thấp. 7-10: màu đỏ, độc hại.

trang web EWG kiểm tra thành phần mỹ phẩm

Kết quả gồm 2 phần: phần biểu đồ và phần bảng. Muốn đọc hiểu hết các bảng biểu này hơi phức tạp. Để đơn giản, các bạn chỉ cần nhìn xem màu nào chiếm chủ yếu ở phần biểu đồ là được. Nếu màu xanh chiếm ưu thế thì yên tâm là rất an toàn. Nếu màu vàng hoặc đỏ xuất hiện thì mới cần xem bảng bên dưới để tìm thành phần gây hại.

Ngoài ra, trang web còn có danh mục EWG VERIFIED™. Danh mục này bao gồm những sản phẩm được EWG chứng nhận là tuyệt đối an toàn. Các bạn có thể tham khảo thêm.

Đánh giá

  • Ngôn ngữ trên trang: tiếng Anh
  • Ưu điểm: tra cứu dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Thông tin uy tín, độ tin cậy rất cao.
  • Nhược điểm: tiêu chuẩn đánh giá hơi khắt khe. Số sản phẩm được gắn nhãn EWG VERIFIED™ ít.

Một số trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm khác

Trang web của các tổ chức uy tín thế giới

Có thể kể đến một vài tổ chức như CIR (The Cosmetic Ingredient Review), EC (Ủy ban Châu Âu) hay FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ). Là nơi bạn có tra thành phần mỹ phẩm của mọi loại miễn nó đã được cấp phép lưu hành trên thị trường. 

Ưu điểm: đưa ra thông tin dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Với độ tin cậy và tính xác thực cao, có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Nhược điểm: các bước tìm kiếm phức tạp, khó chắt lọc thông tin. Không thích hợp với newbie hoặc người kém tiếng Anh.

Link tham khảo: CIR, ECFDA

Trang web chính thức của nhà sản xuất kiểm tra thành phần mỹ phẩm uy tín

Trang web chính thức của nhà sản xuất

Là nơi mà nhà sản xuất công khai tất tần tật thông tin về sản phẩm của mình, tuy nhiên phần lớn người dùng lại không để ý. Thông tin chính hãng bao giờ cũng chính xác và đáng tin cậy hơn hẳn các nguồn bên ngoài. Mình hay lên đó check bảng thành phần mỹ phẩm, rồi dùng trang web CosDNA hoặc Skincarisma kiểm tra thêm. Cách này vừa nhanh vừa hiệu quả, các bạn có thể thử xem sao.

Trang thương mại điện tử nổi tiếng

Một số trang bán hàng như Amazon hay Taobao cũng có thông tin để mình có thể check bảng thành phần mỹ phẩm. Chỉ cần nhập tên sản phẩm vào ô tìm kiếm, bạn sẽ bất ngờ với lượng thông tin thu được. Tuy nhiên, độ chính xác và độ tin cậy thường không cao lắm đâu. 

Tại Việt Nam, có thể tham khảo 1 số trang bán hàng như Tiki, Shopee hay Lazada. Tuy lượng sản phẩm không nhiều, nhưng lại sẵn thông tin tiếng Việt. Cũng là một lựa chọn không tồi.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham gia nhóm Beauty2review – Skincare Tips & Routine để biết thêm các sản phẩm làm đẹp vừa hiệu quả, lại vừa an toàn, thân thiện với làn da nhé.

Xem thêm: 50+ shop mỹ phẩm uy tín trên Shopee (2021)

0/5 (0 Reviews)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here